Tài liệu kỹ thuật

vi sinh vật bản địa

PHÁT TRIỂN VI SINH VẬT BẢN ĐỊA?

Chúng ta đã biết, có vi sinh tốt (có lợi), xấu và trung lập cùng tồn tại trong tự nhiên. Khi lượng vi sinh tốt tăng lên thì cây cối trong vườn sẽ phát triển tốt, kháng trừ sâu bệnh. Điều này đa số chúng ta đều biết. Vấn đề là, làm sao để phát huy vi sinh vật tốt nhất?

Khi hệ thực vật bị tiêu diệt hoặc bị hạn chế, ánh nắng mặt trời soi trực tiếp vào đất, vi sinh vật cũng bị tiêu diệt theo. Khi canh tác lạm dụng hóa học, vi sinh vật cũng bị tiêu diệt theo. Cover Crop (CC) là khái niệm được giới chuyên gia nông nghiệp các nước phát triển áp dụng nhuần nhuyễn. Bằng cách tạo lớp đệm bề mặt để che chắn đất khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.

CC có thể là lớp màng thoáng khí, là lớp bã thực vật hoặc là hệ thực vật thân mềm. CC ngăn ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp vào đất. Nó không chỉ bảo vệ vi sinh vật mà còn bảo vệ hệ cô trùng, bò sát, thân mềm và giữ ẩm cho đất.

Vi sinh vật được nuôi dưỡng nhưng như đã nói từ đầu, vi sinh vật tốt, xấu và trung lập cùng tồn tại và cạnh tranh lẫn nhau tạo thế cân bằng. Điều này không có lợi cho cây trồng. Vì chỉ cần một yếu tố bất lợi nào đó, vi sinh vật có hại bùng phát sẽ tạo nên dịch bệnh trên diện rộng.

Đây là lý do chúng ta thường xuyên bổ sung vi sinh vật có lợi, nấm đối kháng vào đất (gọi tắt là EM1). Vì đây là vi sinh vật ngoại, đa số nuôi cấy trong môi trường độc lập và nhập khẩu nên không phù hợp với hệ sinh thái bản địa. Các vi sinh vật này sẽ nhanh chóng chết đi do điều kiện bất lợi về môi trường sống. Dẫn đến, chúng ta phải bổ sung thường xuyên vi sinh vật có lợi vào đất.

Giải pháp tốt nhất là nuôi dưỡng vi sinh vật bản địa có lợi. Các chủng vi sinh này tồn tại trong hệ tiêu hóa của động vật. Vậy nên, tạo môi trường để côn trùng, bò sát, thân mềm… (gọi tắt là sinh vật) sinh sống là giải pháp hoàn hảo. Phân của sinh vật sẽ cung cấp đều đặn, thường xuyên vi sinh vật có lợi cho đất và cũng đồng thời cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Vườn nho an toàn vượt qua thời tiết khắc nghiệt nhờ để cỏ nuôi vi sinh bản địa

Việc để cỏ rồi cắt cỏ để tạo lớp mùn chỉ có tác dụng ngắn hạn. Để cỏ nhằm giúp sinh vật trong đất phát triển, cắt cỏ nhằm tạo thức ăn cho một số sinh vật. Đây là một sai lầm.

Khi ta cắt cỏ thì đồng nghĩa đảo lộn môi trường sống của sinh vật trong vườn. Một số loài sẽ có điều kiện sinh sôi và một số loài bị xua đuổi hoặc tiêu diệt do môi trường sống không phù hợp. Điều này gây bất lợi cho quá trình tái cấu trúc hệ sinh thái vườn. Giải pháp đúng đắn là để cỏ mọc tự nhiên (nếu có thể).

Chúng ta chỉ cần tạo độ ẩm phù hợp cho vườn nhằm giải khát cho toàn bộ hệ sinh vật. Bằng cách tưới phun mưa, bất đắc dĩ mới dùng đến tưới nhỏ giọt. Khi tưới phun mưa, nước được cấp cho toàn vườn và sinh vật trong vườn cũng nhờ thế mà phủ kín.

Nếu buộc phải cắt dọn cỏ để bảo vệ cây trồng thì chúng ta nên dọn khu vực có thể cạnh tranh ánh sáng trực tiếp với cây trồng. Nên duy trì các lùm – bụi – bờ cây dại trong vườn. Đây là nơi để sinh vật ẩn nấp khi gặp điều kiện bất lợi trong khu vực canh tác.

Khi lùm – bụi – bờ được duy trì đủ lâu (1-3 năm), chúng ta sẽ khám phá được nhiều điều bất ngờ về cơ – sinh học đất tại đây. Đất tơi xốp hơn, giữ ẩm đất tốt hơn, thoát nước tốt hơn. Điều này đồng nghĩa rằng đất khỏe hơn giúp rễ cây khỏe hơn do dễ luồn lách và hấp thu dinh dưỡng tốt hơn.

Khi rễ khỏe thì cây sẽ khỏe.

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.