Tài liệu kỹ thuật

ỨNG DỤNG TRICHODERMA TRONG NÔNG NGHIỆP

Trichoderma đã được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp từ trên 200 năm nay. VN đã ứng dụng loại nấm này vào nông nghiệp trong thời gian khoảng 15 năm nay.

Trichoderma có trên 150 loài và luôn hiện diện trong đất nhưng ở trạng thái phân tán. Để tập hợp các chủng vi sinh này người ta trích xuất từng loại, đưa vào môi trường thuận lợi để nuôi cấy và tổng hợp chúng lại. Trichoderma trên thị trường hiện nay được các nhà cung cấp cung ứng dưới dạng bột hoặc viên nén. Dạng bột chính là nấm Trichoderma, dạng viên nén là bào tử nấm (giống như hạt giống). Tuy nhiên, hiện nay chưa có phương pháp nào để tổng hợp toàn bộ các chủng Trichoderma lại với nhau. Hiện chỉ tổng hợp được một số loài cho từng mục đích khác nhau.

2jb64vr

 

– Trichoderma có tác dụng diệt trừ nhiều loại nấm gây hại cho bộ rễ. Do đó Trichoderma được gọi là nấm đối kháng. Trichoderma tiêu diệt các nấm gây bệnh trên rễ và biến chúng thành chất dinh dưỡng cho cây.

– Trichoderma khuẩn lạc sống trên rễ những cây họ đậu, có tác dụng tổng hợp đạm có trong đất cung cấp dinh dưỡng cho cây. Vì vậy, Trichoderma thường được sử dụng cùng cây họ đậu để cải tạo đất.

– Trichoderma phân giải cellulose thành chất mùn giúp hệ vi sinh khác chuyển hóa xác bã thực vật thành dinh dưỡng cho cây nhanh hơn. Trichoderma là giải pháp ủ phân chuồng, ủ xác bã thực vật làm phân hữu cơ. Ngoài ra nông dân còn rải trực tiếp xuống đồng ruộng để tăng tốc độ hoai mục gốc rạ cây lúa.

– Trichoderma ủ phân sinh ra nhiệt từ 60-80 độ C. Nhờ vậy mà tiêu diệt các loại vi sinh có hại trong phân. Nhiệt độ cao cũng làm hỏng hạt cỏ. Như vậy, phân bón sau khi ủ Trichoderma sẽ sạch hơn.

– Trichoderma kích thích phát triển bộ rễ, từ đó giúp cây chắc khỏe, phát triển nhanh và chống sâu bệnh tốt. Như chúng ta đã biết, để cây trồng tồn tại và phát triển thì bộ rễ là quan trọng nhất. Khi bộ rễ khỏe mạnh thì việc bám trụ trên đất, lấy nước và dinh dưỡng một cách dễ dàng.

– Trichoderma (Gliocladium) virens (ủ cùng phân gà – chim) trong điều kiện thuận lợi sẽ sản sinh ra chất viridiol có tác dụng gây ức chế sinh trưởng lá mầm và làm hỏng bộ rễ. Do đó, Trichoderma virens thường được dùng làm thuốc trừ cỏ sinh học.

Nhược điểm của Trichoderma là dễ bị tiêu diệt dưới ánh nắng mặt trời. Nhiệt độ cao gây bốc hơi đạm, gây mất đạm trong phân.

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.